Cách tính độ dốc mái tôn đối với từng hạng mục – chi tiết nhất
Hướng dẫn cách tính độ dốc mái tôn chuẩn xác trong xây dựng. Từ xưa đến nay, mái tôn được xem là bộ phận không thể thiếu trong ngôi nhà. Bởi vì, sản phẩm này mang rất nhiều các đặc tính ưu việt, với giá cả phải chăng. Có độ bền như tôn truyền thống, còn có rất nhiều màu sắc đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, trong quá trình thi công cần tính độ dốc mái tôn cho hợp lý và chính xác. Vậy độ dốc mái tôn như thế nào là hợp lý? Có phải công trình nào cũng sử dụng độ dốc mái tôn giống nhau? Lắp đặt mái tôn có ảnh hưởng gì đến công tác chống thấm?
Hiện nay có rất nhiều câu hỏi, thắc mắc được rất nhiều khách hàng quan tâm. Để giúp bạn giải đáp hết các thắc mắc này, Huy Hoàng sẽ chia sẻ chi tiết qua bài viết dưới đây. Mời các bạn quan tâm cùng theo dõi nhé!
Contents
Hướng Dẫn Cách Tính Độ Dốc Mái Tôn
Tùy thuộc vào sản phẩm vật liệu lợp là loại nào, sẽ có một cách tính độ dốc tương ứng:
➤ Mái lợp Fibro xi măng sẽ có độ dốc từ 30 – 40%
➤ Mái lợp tôn múi sẽ có độ dốc từ 15 – 20%
➤ Mái lợp ngói sẽ có độ dốc từ 50 – 60%
➤ Mái lợp bê tông cốt thép sẽ có độ dốc từ 5 – 8%. (Còn với những thiết kế nhà mà có độ dốc của mái < 8%. Chúng ta cần phải tạo khe nhiệt cho lớp bê tông cốt thép chống dột. Khoảng cách giữa các khe nhiệt hãy lấy > 24m theo dọc nhà).
Công Thức Tính Độ Dốc
Bạn cần phân biệt được độ dốc mái (%) và góc dốc (⁰) trong cách tính độ dốc. Vẫn có người thường nhầm tưởng độ dốc 100% ở đây là góc 90⁰, tuy nhiên thực tế lại không phải như vậy. Ở đây, độ dốc 100% sẽ có góc 45⁰, khi chiều cao = chiều dài của phần mái dốc. Trên thực tế, ngoài đời sống cũng như là trong kỹ thuật, thì cách tính độ dốc sẽ đơn giản hơn góc dốc. Do đó, người ta thường hay sử dụng khái niệm độ dốc.
➤ Độ dốc mái tôn là phần tỷ số giữa chiều cao & chiều dài của mái tôn được tính cụ thể như sau:
i = H/L x 100%
Trong đó:
i là độ dốc
H là chiều cao của mái
L là chiều dài của mái
Ví dụ:
Ta có chiều cao H = 1m và chiều dài L = 10m;
Áp dụng công thức: i = 1/10 x 100% = 10% ⇒ Ta có độ dốc mái là 10%.
➤ Tính độ dốc mái tôn với công thức tìm góc dốc anpha:
anpha = arctang (H/L) / 3,14 x 180
Ví dụ:
Độ dốc mái là 10%. Chúng ta có H = 1m; L = 10m
Áp dụng công thức: anpha = arctang (1/10) / 3,14 = 5,7⁰ ⇒ Ta có góc dốc mái tôn là 5,7⁰
Tiêu Chuẩn Thiết Kế Độ Dốc Đối Với Từng Công Trình
➤ Đối với nhà cấp 4
_ Thông thường, nhà cấp 4 được xây dựng trên diện tích chiều rộng lớn. Do đó, cần thiết kế độ dốc mái lớn để cho cân xứng với ngôi nhà.
_ Thường sẽ có 1 độ dốc tối đa là 20% và tối thiểu là 10%.
_ Trong quá trình thi công bố trí mái tôn, phải tính toán diện tích & tính độ dốc của trần nhà. Dựa vào đó, có thể xác định chính xác độ dốc cho mái tôn phù hợp nhất.
➤ Đối với nhà ống
_ Khác với nhà cấp 4, nhà ống có chiều rộng nhỏ hơn và chiều dài lớn hơn. Thông thường, nhà ống sẽ chỉ lợp mái đối với tầng trên cùng (tầng thượng). Dó đó, sẽ có độ dốc khoảng từ 10 – 15% phụ thuộc vào diện tích cần lợp. Lưu ý, không nên lợp mái tôn có độ dốc lớn bởi vì sẽ gây mất thẩm mỹ. Phần mái tôn nhô cao sẽ không giảm được tiếng ồn nếu trời mưa.
_ Trong công trình nhà ống ngày nay, việc sử dụng tôn lạnh chống nóng luôn được ưu tiên hàng đầu. Dựa vào loại tôn bạn chọn và thiết kế công trình sẽ có một tính toán riêng. Sao cho hợp lý và đảm bảo an toàn nhất.
➤ Đối với nhà xưởng
_ Thông thường, nhà xưởng sẽ có diện tích bề mặt lớn và có độ dốc tối thiểu là 10%, tối đa 30%.
_ Đối với công trình nhà xưởng, phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn nguyên vật liệu. Vì nhà xưởng thường chứa nhiều dụng cụ và thiết bị quan trọng. Sử dụng ốc vít lợp mái tôn nên chọn loại ốc vít được làm bởi thép không gỉ mạ crom. Thực hiện lợp tôn nên kết hợp thêm keo kết dính.
Bài Viết Liên Quan
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP ?
Tổng hợp những câu hỏi thường gặp nhất dành cho khách hàng cũng như người cần tư vấn