Phương pháp thi công mái tôn – Lắp đặt mái tôn đúng quy trình
Phương pháp thi công mái tôn được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Giúp bạn có một công trình hoàn mỹ – đảm bảo chất lượng – an toàn trong suốt quá trình sử dụng. Mái tôn là một bộ phận đặc biệt nắm vai trò vô cùng quan trọng trong một ngôi nhà. Do đó, quá trình thi công mái tôn yêu cầu phải đảm bảo đạt chất lượng. Sau đó mới tính đến thẩm mỹ – mỹ quan của ngôi nhà. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại tôn, có thể đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng. Từ chất lượng, tính năng, thẩm mỹ… bạn có thể thoải mái lựa chọn theo mục đích cá nhân. Ngày nay, mái tôn vừa có tính năng cách âm, cách nhiệt, chống ồn quá tốt cho quá trình sử dụng.
Đặc biệt hơn hết đó là tuổi thọ công trình rất cao. Đòi hỏi người thi công phải thực hiện đúng quy trình, đúng kỹ thuật, tỉ mỉ hơn. Vậy thi công như thế nào để có một công trình hoàn hảo cả về chất lượng lẫn thẩm mỹ? Mời các bạn cùng Huy Hoàng đi tìm hiểu cặn kẽ các bước thực hiện thông qua bài viết dưới đây.
Với kinh nghiệm nhiều năm thi công trong nghề. Huy Hoàng tự tin có thể đem đến cho Quý khách hàng các dịch vụ đạt chuẩn chất lượng. Cũng như an toàn, bền bỉ trong suốt quá trình sử dụng. Do đó, nếu bạn có nhu cầu cần lắp đặt – bảo dưỡng – tân trang – sửa chữa mái tôn. Hãy liên hệ cho Huy Hoàng để được tiến hành thi công sớm nhất. Huy Hoàng hân hạnh phục vụ Quý khách hàng tại Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…
Contents
Phương Pháp Thi Công Mái Tôn – Mái Nhà Đúng Quy Trình Kỹ Thuật
Trước khi đến với quy trình thi công mái tôn, chúng ta cần nắm rõ tôn gồm có những loại nào. Để có thể lựa chọn ra loại tôn cho phù hợp với mục đích sử dụng nhé.
- Thành phần chính của tôn bao gồm: Kẽm mạ màu & nhôm kẽm mạ màu.
- Độ dày sản phẩm: 0,4mm – 0,6mm
- Tùy theo mục đích sử dụng của từng dự án, công trình mà Hưng Thịnh sẽ tư vấn cho bạn các loại tôn phù hợp.
1/Các loại tôn được ưa chuộng hiện nay
➤ Tôn 5 sóng: Loại tôn áp dụng cho mái, có chiều cao sóng rất lớn nên chúng có khả năng chống tràn nước cực kỳ tốt. Cách lợp mái tôn sóng vuông này cũng gần giống như tôn thường.
➤ Tôn sóng vuông 7 sóng: Loại tôn này thường áp dụng cho vách ngăn nên sẽ có chiều cao sóng khá thấp.
➤ Tôn sóng vuông 9 sóng: Loại tôn này có chiều cao sóng thấp, có số lượng sóng nhiều nhất. Thông thường, được áp dụng chủ yếu cho vách ngăn chúng mang tính thẩm mỹ cao. Trong quá trình thi công loại tôn 9 sóng này, bạn cần lưu ý nhiều hơn. Bởi vì, chúng khá phức tạp, đòi hỏi kinh nghiệm cao, tỉ mỉ.
➤ Tôn Cliplock: Tôn này được áp dụng cho mái, không cần dùng vít. Có chiều cao sóng lớn, chúng có tác dụng chống dột cực kỳ tốt.
➤ Tôn Seamlock: Tôn này được áp dụng cho mái, không cần dùng vít. Có chiều cao sóng lớn lên đến 84, khả năng chống dột nước mái hoàn hảo.
Đây là sản phẩm mới trên thị trường, tuy nhiên cũng rất được ưa chuộng. Vì chúng chống nước đọng mái rất tốt.
➤ Tôn sáng: Tôn này áp dụng cho cả công trình mái và vách. Khả năng lấy sáng tốt, độ trong suốt rất cao. Khả năng chịu nhiệt, chịu được mọi áp lực và có thể nhìn xuyên thấu.
2/Quy trình thi công mái tôn
Bước 1: Bố trí các viền bao quanh
Diềm mái và mái hắt chính là các dải tôn dài được dùng để bao quanh tất cả chu vi của mái nhà. Lấy đinh vít đóng viền mái ¼ inch nhằm cố định chúng vào với mái nhà. Nên đặt sao cho chồng lên các cạnh nơi máng nước (nếu có).
Bước 2: Lắp đặt mái tôn
_ Lắp đặt tôn từ trên đỉnh cao nhất rồi tiến dần về mép mái. Tấm lợp đầu tiên sẽ đặt nhô mép ít nhất ¾ inch. Lấy đinh vít đầu loại có vòng đệm cao su nhằm cố định chúng. Khoảng cách giữa từng đinh vít khoảng 12 inch.
_ Tiếp tục sắp xếp các tấm lợp khác, chúng phải được gối lên nhau khoảng ít nhất 1 inch.
_ Tiếp tục thực hiện cho đến khi các tấm tôn này có thể bao phủ toàn bộ mái nhà. Lắp các tấm tôn này khít vào nhau, bạn có thể lấy keo silicone để siết chặt về hướng các cạnh, giúp cho các tấm lợp này được gắn chặt hơn.
Bước 3: Lắp đặt tôn – che lấp các khe nối
Nên dùng máng che mái và uốn cong tấm che ra thành chữ V để khớp với phần nóc mái. Xác định độ rộng máng khe nối mà bạn có thể sử dụng 1 hoặc 2 hàng ốc vít.
Bước 4: Hoàn thành quá trình lắp đặt
_ Đảm bảo các tấm tôn được phủ lên toàn bộ mái nhà
_ Kiểm tra các cạnh mái tôn
_ Kiểm tra các đinh vít
_ Dọn dẹp khu vực thi công
Bài Viết Liên Quan
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP ?
Tổng hợp những câu hỏi thường gặp nhất dành cho khách hàng cũng như người cần tư vấn