Đơn vị của công suất – Tìm hiểu thông tin cơ bản của công suất?

Trong cuộc sống hàng ngày, các bạn có thể dễ dàng bắt gặp các từ ngữ về công suất. Ở trên các trang thiết bị điện dân dụng tại nhà như là: Ti vi, tủ lạnh, máy lạnh… Vậy công suất trên đó là gì? Công suất mang ý nghĩa gì? Đơn vị của công suất là gì? Công thức tính công suất là gì? Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra, để trả lời hết các thắc mắc này. Mời các bạn cùng Huy Hoàng tìm hiểu chi tiết thông qua bài chia sẻ dưới đây nhé!

Đơn Vị Của Công Suất – Thông Tin Cơ Bản Của Công Suất

1/Định nghĩa công suất là gì?

_ Công suất là đại lượng biểu thị cho tốc độ thực hiện hiệu suất của người hoặc máy trong 1 khoảng thời gian nhất định. 

_ Ký hiệu của công suất là P _ là từ viết tắt của Potestas trong Latinh.

_ Đơn vị công suất 

Trong hệ đo lường quốc tế, thì đơn vị đo công suất chuẩn xác là Watt (W). Được lấy theo tên James Watt. Chúng biểu thị cho sự thay đổi của năng lượng ΔE trong 1 khoảng thời gian Δt.

1 Watt = 1 J/s

Đơn vị của công suất

Đơn vị của công suất

Để đo được các công suất nhỏ/lớn hơn, thì người ta thường thêm vào các tiền tố như là: mW, MW, KW, KVA. 

  • 1KW = 1000W; 1MW = 1.000.000W
  • KVA = 1MVA = 1000VA = 1000W

Trong đó:

  • KVA (Kilovolt Ampe): Thường được sử dụng trong truyền tải điện năng & có công suất biểu kiến (S). Chính là Vecto tổng trong công suất thực (P) có công suất phản kháng (Q).
  • VA (Volt Ampe): Là một đơn vị đo công suất của dòng điện. Chúng được sử dụng trong công suất biểu kiến của dòng mạch điện xoay chiều & công suất thực của dòng mạch điện một chiều.

Ngoài ra, một đơn vị để đo công suất của động cơ khác còn được gọi là mã lực khác. Chúng thường được sử dụng là HP.

  • 1HP = 0,746 kW (Anh)
  • 1HP = 0,736 kW (Pháp)

2/Công thức tính công suất

Công suất được xác định bởi công thức sau đây: 

P = A/t

Trong đó:

  • A là công cơ học (J)
  • P là công suất (W)
  • t là thời gian để thực hiện công (s)

Các Dạng Công Suất

1/Công suất cơ

_ Trong chuyển động đều, dưới tác động của lực F thì công suất sẽ được xác định theo công thức sau đây:

P =  (F.Δs) /Δt = F.v

Trong đó:

    • Δt: Khoảng thời gian chuyển động dưới tác động của lực F
    • Δs: Khoảng cách
  • v: Vận tốc chuyển động

_ Trong chuyển động quay, dưới tác động của momen M thì công suất sẽ được xác định theo công thức sau đây:

P = (M.Δφ)/Δt = ω.M

Trong đó: 

  • Δt: Khoảng thời gian chuyển động dưới tác động của momen M
  • Δφ: Góc quay
  • ω: Vận tốc góc

2/Công suất điện

Công suất điện là chính công suất tiêu thụ điện năng trong đoạn mạch và chúng được xác định bằng tích trong hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch & cường độ dòng điện chạy qua nơi đoạn mạch đó.

P = U.I

Trong đó:

  • U là hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch (V)
  • I là cường độ dòng điện (A)

Công thức tính công suất dòng điện tức thời

P(t) = u(t) . i(t) = U . I . cosφ

Trong đó:

  • u(t) là giá trị tức thời trong hiệu điện thế
  • i(t) là giá trị tức thời của cường độ dòng điện
  • φ là pha lệch giữa u(t) & i(t)
  • cosφ là hệ số công suất

Cách tính công suất tiêu thụ điện

Với dòng điện có cường độ I đi qua đoạn mạch thì sau 1 thời gian t sẽ có 1 điện lượng q = I.t chuyển động trong đoạn mạch với A = U.q = U.I.t.

Công suất tiêu thụ điện sẽ được xác định như sau:  

P = A/t

Trong đó:

  • A là lượng điện năng tiêu thụ trong khoảng thời gian t (J)
  • P là công suất tiêu thụ (W)
  • U là hiệu điện thế được đặt giữa 2 đầu đoạn mạch (V)
  • q là lượng điện năng tích dịch chuyển (C)
  • I là cường độ của dòng điện trong mạch (A)
  • t là thời gian sử dụng hoặc thời gian mà điện tích dịch chuyển (s)

Công suất của nguồn điện

Công suất của nguồn điện biểu thị cho tốc độ thực hiện công trong nguồn điện. Hoặc chính là công suất tiêu thụ lượng điện năng của toàn mạch điện. Và được xác định bởi công của nguồn điện thực hiện ở trong một đơn vị thời gian.

Png = Ang/t = ξ.I

Trong đó:

  • ξ là suất điện động trong nguồn (V)
  • I là cường độ dòng điện đi qua nguồn (A)

➤ Công suất tỏa nhiệt

Công suất toả nhiệt biểu thị cho tốc độ tỏa nhiệt của một vật dẫn nếu có dòng điện chạy qua. Và chúng được xác định bởi nhiệt lượng toả ra ở 1 vật dẫn trong 1 đơn vị thời gian.

Theo định luật Jun-Len-xơ, thì nhiệt lượng toả ra ở 1 vật dẫn được xác định như sau:

Q = R.I2.t => Công thức tính công suất toả nhiệt: P = Q/t = R.I2

Trong đó:

  • P là công suất ( W )
  • t là thời gian ( s )
  • I là cường độ của dòng điện ( A )
  • R là điện trở của dòng điện ( Ω )
  • Q là nhiệt lượng ( J )
Rate this post

Bài Viết Liên Quan

Hệ thống phun sương Thi công lắp đặt hệ thống phun sương tại TPHCM tiết kiệm 10%
Dịch vụ thi công làm hệ thống phun sương Chất Lượng – Giá Rẻ tại TPHCM. Hè sang, cái...
Báo giá giàn phơi thông minh Chất Lượng, Cao Cấp, Giá Rẻ tại SÀI GÒN
Báo giá giàn phơi thông minh - Dịch vụ làm giàn phơi thông minh cao cấp, chất lượng, giá tốt tại TPHCM, Bình Dương, Biên Hòa, Đồng Nai
Báo giá khoan cắt bê tông tại TPHCM – Tiết kiệm 10% chi phí
Với tốc độ phát triển về đô thị hóa của xã hội đã mang đến sự phát triển. Và...
Levvvel là gì? Hướng dẫn cách nhận Coin Master Spin MIỄN PHÍ
Bạn có biết Levvvel là gì? Làm cách nào để nhận thật nhiều Coin Master Spin? Mời các bạn cùng Huy Hoàng khám phá bài chia sẻ dưới đây nhé!

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP ?

Tổng hợp những câu hỏi thường gặp nhất dành cho khách hàng cũng như người cần tư vấn

♻️ Dịch vụ nào là uy tín nhất hiện nay?

💰 Giá cả ở Huy Hoàng như thế nào?

👍 Lý do nên hợp tác cùng Huy Hoàng?

💝 Chính sách bảo hành của công ty ra sao?