Các loại phụ gia chống thấm tốt và phổ biến nhất trên thị trường hiện nay
Các loại phụ gia chống thấm có vai trò hết sức quan trọng đến chất lượng và chi phí xây dựng công trình. Người ta có thể coi chúng như yếu tố vi lượng trong nguyên liệu xây dựng hiện đại. Mặc dù chúng không chiếm tỉ trọng nhiều như các thành phần khác của vữa nhưng lại có nhiều tính năng vượt trội. Đặc biệt, chúng có vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với các công trình xây dựng có nhiều hạng mục thi công bê tông khối lớn.
Thị trường vật liệu xây dựng tại Việt Nam ngày càng xuất hiện thêm nhiều loại phụ gia chống thấm, đa dạng về chủng loại như: phụ gia siêu dẻo giảm nước, tăng dẻo, chống thấm, nở và không co, sửa chữa kết cấu… Bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một số loại hiện đang rất phổ biến tại thị trường trong nước.
Contents
Các loại phụ gia chống thấm phổ biến nhất hiện nay
1. Phụ gia chống thấm giảm nước
Đây là loại phụ gia chống thấm truyền thống, có mặt tại thị trường nước ta từ những năm 60. Với tính năng giảm nước trong quá trình trộn. Tác dụng của các loại phụ gia này là giúp cải thiện khả năng biến dạng của vữa và bê tông tươi khi bị các phương tiện đầm tác động.
Các phụ gia này cải thiện khả năng biến dạng của vữa và bê tông tươi dưới tác dụng của phương diện đầm. Phụ gia giảm nước luôn luôn là các sản phẩm hữu cơ có khả năng giảm sức căng trên bề mặt. Hoặc ở giữa các mặt của chất lỏng của nước nói riêng. Chúng bôi trơn các hạt xi măng, các hạt xi măng sẽ tách rời nhau. Sự phân tán đó tạo điều kiện cho việc làm ướt và thuỷ hoá.
2. Phụ gia chống thấm Facom
Phụ gia chống thấm Facom ngăn ngừa gốc rễ mọi vấn đề rò rỉ và thấm nước của công trình
- Khi áp dụng giải pháp chống thấm Facom, phụ gia chống thấm sẽ được truyền thấm sâu và bao phủ bề mặt bê tông. Hiện tượng rò rỉ, thấm nước sẽ dừng lại trong 24h và kết hợp thêm lớp phủ chống thấm trên bề mặt công trình được trát, phủ lên. Tạo thành một hàng rào chống thấm thứ hai bảo vệ cho công trình. Thành phần khác trong phụ gia chống thấm của Facom giúp tăng độ pH vữa, bê tông, matis… Giúp tăng độ kết dính và tăng mác của xi măng, bê tông…
- Công thức phụ gia chống thấm Facom không chỉ đóng vai trò như chất trám bề mặt. Mà còn xâm nhập sâu vào các lỗ nhỏ li ti của bề mặt. Để tạo ra một hàng rào vô hình lâu dài và không dễ bị ăn mòn, thấm nước.
- Lớp phủ này ngăn ngừa nước và đồng thời vẫn cho phép bề mặt công trình “hít thở”. Điều này là cần thiết để cho phép phụ gia chống thấm bốc hơi đông dính, bám chắc.
3. Phụ gia chống thấm trộn vữa xi măng, bê tông Kova CT 11B
Là loại phụ gia dạng lỏng và trộn trực tiếp với vữa xi măng khi xây dựng. Tạo một hỗn hợp đồng nhất gắn kết chặt chẽ với nhau. Kova – thương hiệu hàng đầu chuyên cung cấp hóa chất, phụ gia và sơn chống thấm cao cấp. Kova CT 11B được kiểm định và công nhận: không độc hại, không chì, không thủy ngân. Đặc biệt là độ bám dính cao và đàn hồi tốt. Rất dễ dàng trong quá trình tiến hành thi công.
4. Phụ gia siêu dẻo
Phụ gia siêu dẻo có tác dụng làm giảm lượng nước trong khi trộn hỗn hợp bê tông. Nhưng không ảnh hưởng tới thời gian ninh kết của bê tông. Bởi vậy khi sử dụng sẽ cho ra bê tông có độ linh động cao.
Các chất hóa học thường gặp để tạo phụ gia siêu dẻo: Melamine formaldehyde; Naphthalene formaldehyde…
Phụ gia siêu dẻo thường được dùng cho bê tông trong các trường hợp sau:
- Cải thiện việc đổ bê tông và đầm bê tông ở những vùng của cấu kiện bê tông bố trí dày đặc cốt thép và khó tiếp cận.
- Sản xuất bê tông cường độ cao.
- Trợ giúp cho việc bơm bê tông đi xa hơn và cao hơn.
5. Phụ gia cuốn khí
- Phụ gia cuốn khí có tác dụng tạo ra rất nhiều các bọt khí nhỏ trong bê tông để nâng cao khả năng chịu đóng băng và tan của bê tông, tăng tính linh động của bê tông khi đổ trong vùng nhiệt độ thấp. Trong bê tông tươi, các bọt khí này đóng vai trò: một chất lỏng thay thế một phần nước và cũng là một chất trơ, thay thế cho một phần cát mịn (nhỏ hơn 1 hoặc 2 mm).
- Đây là các loại phụ gia chống thấm được dùng phổ biến nhất trong ngành xây dựng. Bạn có thể tham khảo bài viết và lựa chọn các loại phụ gia phù hợp với công trình của mình. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích hãy chia sẽ cho mình nhé.
Tìm hiểu về sơn chống thấm có cần sơn lót không? Sơn lót chống thấm giá bao nhiêu?
Xem thêm bài viết:
Bài Viết Liên Quan
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP ?
Tổng hợp những câu hỏi thường gặp nhất dành cho khách hàng cũng như người cần tư vấn