Kpi là gì? Áp dụng Kpi vào công tác Quản Lý Đạt Hiệu Quả Cao 2024
Kpi là gì? Hiện nay kpi được sử dụng khá phổ biến trong doanh nghiệp. Người ta sử dụng kpi để đánh giá hiệu quả công việc của mỗi cá nhân. Tất cả sẽ được thể hiện qua số liệu, chỉ tiêu định lượng. Nhờ đó, mà có thể đưa ra chế độ thưởng phạt chuẩn nhất. Nếu có thể nắm bắt được thuật ngữ này một cách chính xác bạn sẽ dễ dàng trong việc quản lý nhân sự của mình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn nhé, biết đâu trong tương lai bạn sẽ cần đến.
Contents
Kpi là gì?
Kpi có tên tiếng anh là “Key Performance Indicator”. Thể hiện chỉ số đánh giá khách quan hiệu quả công việc, là cây thước đo lường. Đánh giá tổng thể hiệu quả công việc. Tất cả sẽ được phản ánh qua số liệu, tỉ lệ vả chỉ tiêu định lượng. Nhằm nói lên hiệu quả hoạt động trong các tổ chức hoặc một bộ phận chức năng trong công ty. Hay một doanh nghiệp cá nhân. Mỗi một bộ phận trong công ty sẽ sở hữu các chỉ số KPI khác nhau. Từ đó đánh giá hiệu quả làm việc trong mỗi bộ phận đó.
Vai trò của Kpi đối với kinh doanh
_ KPI là một cây thước đo lường hiện đại giúp dễ dàng triển khai chiến lược lãnh đạo. Chia nhỏ các mục tiêu quản lý & chương trình hành động cụ thể phân cho từng bộ phận, lĩnh vực. Nhờ đó, Kpi được áp dụng cho nhiều mục đích cụ thể như: quản lý chuỗi công việc trong một tổ chức, chuỗi quản lý công việc của nhóm hay cá nhân. Hay nói cách khác, thuật ngữ này chính là mục tiêu điều hành công việc. Mà tổ chức đó, phòng ban đó, tổ nhóm hay cá nhân đó cần đạt được để phục vụ yêu cầu chung.
_ Thông thường thì, mỗi chức danh sẽ có phác thảo mô tả công việc hoặc chuỗi kế hoạch làm việc hàng tháng. Cấp trên sẽ áp dụng các chỉ số cụ thể này để đánh giá hiệu quả đối với công việc của bộ phận làm việc. Dựa trên việc hoàn thành tốt KPI, doanh nghiệp sẽ đưa ra một chế độ thưởng phạt xứng đáng cho từng cá nhân. KPI thể hiện cho chúng ta thấy được hiệu quả hoạt động và hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp.
Phân loại Kpi
Kpi chiến lược
KPI chiến lược: Đây là bảng chỉ tiêu được gắn liền với các mục tiêu chiến lược chẳng hạn: lợi nhuận, doanh thu, thị phần và thương hiệu. Những chỉ tiêu này có thể tác động trực tiếp đến khả năng sống còn. Và hỗ trợ năng lực chiến lược của công ty.
Ví dụ:
- Chỉ tiêu chiến lược – Doanh thu cùng số kế hoạch (mục tiêu) = 50 tỷ/năm.
- KPI chiến lược đảm bảo doanh nghiệp có doanh thu từ đó có lợi nhuận và thị phần. Trường hợp không đạt được chỉ tiêu này, doanh nghiệp không đảm bảo được lợi nhuận. Thậm chí có thể để thị phần rơi vào tay đối thủ khác. Thời gian dài sẽ không đạt đủ mục tiêu trở thành doanh nghiệp top 10 của thị trường.
Kpi chiến thuật
KPI chiến thuật: Đây là bảng chỉ tiêu gắn liền với các mục tiêu chiến thuật. Có nghĩa là những hoạt động cụ thể này thúc đẩy đạt đến mục tiêu chiến lược.
Ví dụ:
- Để có được doanh thu 50 tỷ/năm. Doanh nghiệp cần có 250 khách hàng ký hợp đồng đối với giá trị hợp đồng khoảng 100 triệu/năm. Để có 250 khách hàng ký hợp đồng, doanh nghiệp cần có khoảng 5.000 khách hàng tiếp cận. Từ đó, Phòng Marketing cần đảm bảo thu hút 5.000 khách hàng tiếp cận thông qua các kênh Website, Fanpage.
- KPI chiến thuật – Số lượng người tiêu dùng tiếp cận với số kế hoạch = 5.000 khách hàng/năm. Chỉ tiêu này bàn giao cho Phòng Marketing.
- Chỉ tiêu này có thể chia nhỏ thành những chỉ tiêu chi tiết. Để bàn giao cho các nhóm thành viên phụ trách công việc. Thí dụ, 3000 khách hàng tiếp cận qua website, 2000 khách hàng tiếp cận qua Fanpage.
Bài Viết Liên Quan
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP ?
Tổng hợp những câu hỏi thường gặp nhất dành cho khách hàng cũng như người cần tư vấn